Thấp khớp chữa trị ra sao?

Thấp khớp là bệnh tự nhiễm, tức là hệ miễn dịch tự sinh kháng thể chống lại và tiêu diệt dịch khớp. Do đó cách chữa trị bệnh thấp khớp không có hiệu quả vĩnh viễn, mà chỉ có thể kìm hãm sự phát triển và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm người bệnh tàn phế, khó thụ thai hoặc tử vong.


Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cách nào xác định cụ thể nguyên nhân gây thấp khớp. Tuy nhiên, những kết luận ban đầu cho rằng bệnh thấp khớp có mối liên hệ chặt chẽ với giới tính, gen di truyền, cân nặng. Bệnh cũng chịu sự ảnh hưởng nhỏ của tuổi tác.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thấp khớp khá mờ nhạt, chỉ bắt đầu bằng sưng đau, cứng khớp, mệt mỏi, sốt nhẹ. Nếu không để ý, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu.

Theo quan điểm của Tây y, thấp khớp xảy ra do quá trình tự miễn của cơ thể. Khi hệ miễn dịch nhầm lẫn giữa cấu trúc của dịch khớp với vi khuẩn gây bệnh, nó sẽ tự tiết ra các kháng thể để tiêu diệt dịch khớp. Khi lượng dịch khớp này ngày càng cạn kiệt, đầu sụn bọc các khớp sẽ bị bào mòn, gây ra cảm giác đau nhức khi vận động.

Vì thế điều trị bệnh thấp khớp theo Y học hiện đại sẽ tập trung vào các các loại thuốc chống viêm, giảm đau và chống thấp khớp cho người bệnh. Dần dần, liệu lượng của thuốc giảm đau có thể giảm dần hoặc ngừng hẳn. Nhưng thuốc chống thấp khớp lại theo bệnh nhân suốt đời. Nếu điều trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện, hiệu quả của các loại thuốc này có thể khá khả quan.

Trong trường hợp bệnh đã nặng, bệnh nhân có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật hoặc thay khớp giả. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều không hài lòng với kết quả sau phẫu thuật vì bệnh có thể tái phát sau đó không lâu.



Hiện nay, Hỗ trợ điều trị bệnh bằng thuốc Tây y được xem là lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân thấp khớp. Bên cạnh những hiệu quả đáng mong đợi của Y học hiện đại, các loại thuốc tập trung vào chống viêm khớp cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ở người viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… tình trạng bệnh sẽ nặng hơn ít nhiều, cho dù có biện pháp khắc phục hay không. Số tiền phải chi cho thuốc Tây hoặc các ca phẫu thuật cũng không hề nhỏ.

Chúng ta có thể thấy, bệnh thấp khớp chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ ăn uống, sinh hoạt. Do đó đánh vào các yếu tố này cũng được xem là một phương pháp chữa trị thấp khớp hiệu quả.

Thể dục dưỡng sinh: Bệnh nhân thấp khớp cần được vận động đều đặn hàng ngày để thư giãn các khớp. Cần chú ý không lặp lại quá thường xuyên một động tác và không tập luyện quá sức để bảo vệ cơ thể.

Ẩm thực trị liệu: Người thấp khớp thường có chế độ ăn kiêng, tránh xa các chất béo và đường. Những bệnh nhân gặp vấn đề về cân nặng cần được thiết kế thực đơn giảm cân riêng biệt.

Châm cứu bấm huyệt: Theo Y học cổ truyền, hệ kinh lạc có vai trò điều hòa khí huyết, và bệnh tật xảy ra là do rối loạn kinh lạc. Do đó phương pháp châm cứu là cách tác động trực tiếp vào hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thủ thuật ấn, day, lăn, véo tại xung quanh các khớp. Sau đó dùng phương pháp thể châm hoặc điện châm với cường độ phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Phương pháp chữa trị bệnh thấp khớp không dùng thuốc từ trước đến nay vẫn được đánh giá cao về hiệu quả và ít để lại tác dụng phụ. Song việc thể dục dưỡng sinh hay ẩm thực trị liệu chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc điều trị bệnh. Kỹ thuật châm cứu bấm huyệt có thể mang lại hiệu quả tức thời, ít gây đau đớn song lại phải duy trì trong thời gian dài. Thấp khớp phải điều trị suốt đời, và việc đến trung tâm châm cứu cả cuộc đời là việc rất khó.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét