Ung thư xương ở trẻ em là gì?

Trẻ ở độ tuổi 13 – 15 nên những phần tăng trưởng làm xương dài thêm chính là nơi hay xảy ra khối u ung thư xương. Có khoảng 80% ca bệnh ung thư xương ở gần vị trí khớp gối hoặc khớp vai, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thiếu niên 13 – 15 tuổi hoặc thanh niên từ 20 – 25 tuổi. 


Ung thư xương trẻ em là bệnh ung thư thường xuất phát từ các tế bào tạo sụn, tạo xương hoặc tế bào mô liên kết của xương. Đây là một dạng ung thư phần mềm, đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Vì là đối tượng đang trong quá trình phát triển cơ thể nên những tổn thương ở xương trẻ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Theo cơ sở dịch tế học, ung thư xương là loại bệnh lý ác tính khá hiếm gặp, chỉ chiếm 0,5% các bệnh ung thư xương hay gặp của con người. Ung thư xương bao gồm các loại: sarcoma xương, sarcoma sụn, sarcoma Ewing, u tế bào khổng lồ, u men xương dài, ung thư mạch máu, u nguyên sống, ung thư tế bào liên kết xương. Sarcoma xương và sarcoma sụn là hai loại ung thư hay gặp ở trẻ em, tỷ lệ trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ và thường ở những bé có chiều cao trên trung bình.

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số bệnh di truyền do sai lệch gene DNA như bệnh u nguyên bào võng mạc mắt hoặc hội chứng Lififraumeni, tình trạng phơi nhiễm bức xạ,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ em.


Triệu chứng và phương pháp điều trị


Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân ung thư xương là đau và sưng ở cánh tay hoặc chân, gần khớp, trong một vài trường hợp còn có thể nhìn rõ khối u ung thư. Sau một thời gian, các khối u xương phát triển nhanh, xâm lấn các mô mềm khỏe mạnh xung quanh. Những khối u ung thư xương còn có thể phá vỡ cấu trúc da, gây chảy máu, viêm nhiễm hoặc sưng tấy nghiêm trọng, khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn.

Người mắc ung thư xương còn có nguy cơ cao bị gãy xương, tổn thương tiêu xương tự phát gây đau nhói và có nguy cơ mất khả năng vận động. Các khối u ung thư xương chủ yếu xuất hiện ở gần đầu gối. Một vài trường hợp bệnh nhân mắc ung thư xương có hiện tượng di căn đến những dây thần kinh và mạch máu chi, gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và những đặc điểm riêng về triệu chứng khi ung thư di căn đến các cơ quan khác nhau của cơ thể.

Phương pháp điều trị ung thư xương ở trẻ em phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong một số trường hợp thì bác sĩ chỉ định bệnh nhân phải tiến hành tháo bỏ khớp và chi để tránh ung thư xâm lấn, di căn.

Việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh sau này. Ngoài ra, họ cũng có thể được cấy ghép một số bộ phận để thay thế cho những chi bị cắt bỏ để bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét