Chăm sóc người bị Gout như thế nào?

Bệnh nhân nên tích cực tập luyện các bài tập vận động cho khớp theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng bị cứng khớp, chăm sóc bệnh nhân gout giúp giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khớp. 

Trong giai đoạn cấp tính 


Bệnh nhân cần hạn chế đi lại, cố gắng nghỉ ngơi nhiều ở tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Thỉnh thoảng có thể thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng giúp thả lỏng và tăng sự đàn hồi của khớp.

Để giảm đau có thể chườm lạnh hay chườm nóng vào khớp bệnh, tuy nhiên không nên chườm quá lâu.

Nếu bệnh nhân đang có hiện tượng biến dạng khớp , người nhà nên sắp xếp lại đồ dùng cá nhân của người bệnh và đặt ở 1 vị trí thuận lợi để bệnh nhân có thể dễ dàng tự phục vụ mình khi cần.

Thân nhân nên ở bên cạnh, động viên và trấn an tinh thần để người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm chữa bệnh.

Bệnh nhân gout cũng cần được tắm rửa , vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Kiên trì dùng thuốc đủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu có bất kì bất thường nào trong quá trình chữa trị tại nhà cần quay trở lại bệnh viên thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý thích hợp.


Trong giai đoạn mãn tính: 


Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác, bệnh tật mà lựa chọn các bài luyện tập thích hợp . Một số bộ môn thể thao rất có lợi cho căn bệnh này như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, chạy xe đạp, tập yoga.


Chế độ ăn uống khi bị gout


Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh cho bệnh nhân bị gout. Vậy người bị gout nên ăn gì và kiêng gì? Đây là những kiến thức cơ bản những người chăm sóc bệnh nhân gout cần biết để lên được thực đơn hữu ích cho sức khỏe người bệnh.

Các thực phẩm được khuyến khích cho người bị gout:

Các thực phẩm giàu chất xơ: Nhóm chất này giúp kích thích tiêu hóa, làm chậm lại tiến trình hấp thu chất đạm và ngăn chặn sự hình thành của axit uric. Do đó người bệnh hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Uống nước lọc hoặc nước khoáng không có ga mỗi ngày ít nhất 2,5 lít. Nước sẽ giúp cơ thể tăng khả năng đào thải axit uric qua nước tiểu. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, khoai tây, cải bắp, bí đỏ, cà tím cũng được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân gout.

Thực phẩm cần kiêng khi bị gout:

Các thức ăn giàu đạm chứa purin: nhất là đồ biển, thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, các loại trứng. Đây là những thức ăn bệnh nhân gout cần kiêng tuyệt đối.

Các thực phẩm chứa đạm nói chung như thịt gà, thịt heo, thủy hải sản, các loại đậu và chế phẩm của nó cần giảm bớt trong khẩu phần ăn.

Các thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại rau như giá, măng tre, dọc mùng cũng cần kiêng khi bị gout.

Kiêng tuyệt đối các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga hay ăn các thức ăn nhiều đường sẽ dễ gây béo phì và làm gia tăng gánh nặng của khớp.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Nhận xét