Trong hầu hết các trường hợp, tai nạn gãy xương đòn vai đều xảy ra ở phần giữa của xương, ít khi bị gãy ở đầu trong hoặc đầu ngoài. Khi bị gãy xương đòn vai, người bệnh có thể tự nhận biết bằng các triệu chứng đau nhức, biến dạng xương và gặp nhiều khó khăn trong vận động.
Đau đớn: Xảy ra ngay sau khi xương đòn bị gãy, người bệnh có cảm giác đau rất nhiều ở vai, đau lan ra đằng sau gáy và cả cánh tay của bên vai bị chấn thương.
Sưng tím ngay tại vị trí bị gãy xương đòn vai. Khi dùng tay ấn vào đây sẽ thấy đau nhói vô cùng rõ rệt.
Biến dạng xương đòn do bị gãy. Trong một số trường hợp còn có thể nhìn thấy xương đòn trồi lên khỏi vai bằng mắt thường.
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, không thể giơ tay lên cao được vì rất đau, có thể xuất hiện tiếng kêu lạo xạo trong khớp vai khi cố gắng cử động khớp vai.
Xương đòn vai sau khi gãy nếu không được khắc phục sẽ bị di lệch đi so vớ vị trí ban đầu, mà trong y học vẫn gọi hiện tượng này là can lệch. Nó tạo ra một u cục có thể tồn tại vĩnh viễn trên vai, gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.
Di chứng do gãy xương đòn vai để lại cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh. Khi thời tiết thời tiết thay đổi, vết thương cũ cũng có thể tái phát gây đau đớn.
Để khắc phục chấn thương gãy xương đòn vai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí và mức độ tổn thương. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị này bao gồm dùng thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ bên ngoài.
– Dùng thuốc: Phần lớn là thuốc giảm đau và kháng viêm.
– Đeo đai số 8 để bất động ổ gãy xương đòn, cố định xương ở nguyên một vị trí, giúp xương nhanh lành hơn.
– Vật lý trị liệu sử dụng sau khi xương bắt đầu lành. Việc làm này giúp khôi phục dần các chức năng và khả năng vận động của khớp vai. Việc áp dụng các bài tập sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Biện pháp này được áp dụng khi người bệnh bị chấn thương nặng, xương đòn vai sau khi gãy bị di lệch nhiều không thể khắc phục bằng cách đeo nẹp. Bằng các thủ thuật phẫu thuật, bác sĩ sẽ nắn chỉnh xương về vị trí ban đầu, sau đó cố định lại đến khi xương lành hẳn.
Trong điều trị bằng phẫu thuật, người bệnh có thể được áp dụng 2 biện pháp là phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh.
Sau điều trị, người bệnh gãy xương đòn vai sẽ phải mất vài tháng đợi xương lành. Trong thời gian này sẽ phải thực hiện chế độ ăn kiêng, nhất là đối với các thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Theo định kỳ, cần thực hiện đi tái khám để chắc chắn không xảy ra biến chứng đáng tiếc nào.
Nhận xét
Đăng nhận xét