U nội sụn là gì?

U nội sụn là u xương thường tiến triển lành tính, chủ yếu gặp ở bàn tay, gồm cả xương ngón tay và xương bàn tay, tiếp đến mới là xương cánh tay. Tỷ lệ mắc u nội sụn ở cả nam giới và nữ giới là như nhau và bệnh này chiếm khoảng 10% trong số các khối u lành tính ở người. U xương sụn và u nội sụn cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ 10 – 70 tuổi, độ tuổi trung bình hay mắc bệnh nhất là 30.


Khi kiểm tra u nội sụn bằng x-quang dạng nang, ta có thể phát hiện các tổn thương mở rộng xuống thân xương ở những xương dài, người bệnh không có phản ứng màng xương, có những đốm canxi hóa trong nang xương chính là hình ảnh đặc trưng hay gặp nhất. Chúng chính là những hạt trắng xám, cứng và thấu quang.

U nội sụn tiến triển khá chậm, tự nhiên và ít gây ra tình trạng gãy xương bệnh lý. Người bệnh thường gặp phải triệu chứng đau đớn khi phát triển khối u nội sụn. Những khối u nội sụn đều có thể phát hiện được bằng cách sờ nắn, ngoại trừ những khối u xương nhỏ ở xương bàn tay, bàn chân hay xương đòn. Việc điều trị u nội sụn chủ yếu là nạo cắt bỏ khối u khỏi xương và ghép xương cho bệnh nhân.

U xương sụn là gì?


U xương sụn là loại u xương chiếm tới 45% trong tổng số các loại u xương lành tính. U xương sụn có khuynh hướng xảy ra ở hành xương dài nhưng cũng có thể hình thành ở xương sườn và xương cột sống.

U xương sụn hay gặp ở đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương đùi, phát triển khá chậm. Người ta thường phát hiện u xương sụn ở người dưới 20 tuổi, ở thời điểm chẩn đoán và điều trị lần đầu hầu như không gây ảnh hưởng đến sự tiến triển của khối u.

Khi chụp x-quang u xương sụn sẽ thấy hình nấm sụn có cuống, xuất phát từ hành xương gần sụn phát triển và thường nghiêng ra hướng xa khớp. Tổn thương dạng này cũng hiếm khi phát triển rộng sau tuổi trưởng thành nên người bệnh hầu như không phải điều trị phẫu thuật nếu không có những triệu chứng tại chỗ do kích thước của khối u gây nên.



Sự thoái triển của u xương sụn cũng xảy ra ở 1% số ca mắc bệnh nên nếu bạn phát hiện khối u bất ngờ phát triển kích thước thì cần thực hiện sinh thiết nhanh chóng để có phương án điều trị kịp thời.

Nhiều khối u xương sụn bẩm sinh có liên quan đến vấn đề gene di truyền. Khối u xương sụn thường phát triển chậm và có xu hướng làm cong các xương dài. Sự thoái triển của u xương sụn do gene di truyền có thể xảy ra ở 5 – 15% số ca mắc bệnh.

Việc điều trị u xương sụn bằng phẫu thuật chỉ thực hiện trong trường hợp khối u quá lớn gây ra các triệu chứng chèn ép, khó chịu tại chỗ, đôi khi phải phẫu thuật loại bỏ cả cuống khối u. Với khối u thứ phát thì cần được loại bỏ hoàn toàn và trong một số trường hợp đặc biệt có thể phải cắt cụt chi nếu cần thiết.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Nhận xét